1.Tổng quan
Dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam” (sau đây gọi tắt là dự án TVA) do WWF-Na Uy tài trợ thông qua WWF-Việt Nam và được tiếp nhận bởi UBND Thành phố Huế được triển khai từ năm 2021 tới 2024 với mục tiêu hỗ trợ thành phố Huế trong việc bảo vệ các dòng sông và hệ sinh thái của vùng đất ngập nước và ven biển bị ô nhiễm do rác thải nhựa. Trong khuôn khổ của dự án, ngày 11 tháng 11 năm 2021, UBND Thành phố Huế đã ký cam kết tham gia Chương trình Đô thị Giảm nhựa của WWF và sẽ huy động sự tham gia của toàn thể người dân, các tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn hành động để đến năm 2024, giảm thiểu 30% lượng rác thải nhựa thất thoát ra môi trường và tới năm 2030 sẽ không còn rác thải nhựa trong thiên nhiên.
Thực hiện Kế hoạch số 1121/KH-UBND ngày 22 tháng 02 năm 2022 của UBND thành phố Huế vể tổ chức triển khai và quản lý rác thải nhựa trên địa bàn thành phố Huế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 nhựa; đồng thời trong khuôn khổ dự án TVA, WWF-Việt Nam sẽ hợp tác với chính quyền, các hội đoàn thể và nhân dân xã Hải Dương để triển khai các hoạt động can thiệp ngăn chặn phát sinh mới và tái hình thành các điểm nóng ven biển, đầm phá và sông để giảm thiểu tình trạng rác thải nhựa thất thoát ra môi trường.
2.Mục tiêu
- Huy động sự tham của từng hộ gia đình, cá nhân, tổ chức,... xóa bỏ triệt để các điểm nóng tập kết rác, bao gồm các bãi rác tự phát và các điểm nóng phát thải như: chợ, địa điểm công cộng, ven biển và đầm phá;
-
Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; giúp các tổ chức, cá nhân về tác động của rác thải nhựa và các hành động để từ chối, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế rác thải. Từng bước hình thành thói quen hạn chế dùng sản phẩm nhựa, hướng tới thay đổi hành vi và thói quen của cá nhân, cộng đồng và các tổ chức về việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy.
- Cải thiện công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn xã Hải Dương thông qua tăng cường thực thi pháp luật, cải thiện công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt và gia tăng tỷ lệ thu hồi rác thải
3. Yêu cầu
- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ; hình thành thói quen phân loại rác ở từng cá nhân, hộ gia đình và khu dân cư, cơ quan, đơn vị, trường học,...
- Các hoạt động tuyên truyền, vận động phải được tiến hành thường xuyên, quyết liệt đến từng hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, chợ..., hình thức phong phú, dễ dàng để người dân tiếp cận, thực hiện.
4.Nội dung, phạm vi hoạt động
-
Cử đại diện tham gia các lớp tập huấn và phối hợp các hoạt động truyền thông và các hoạt động khác do WWF-Việt Nam tổ chức
-
Huy động sự tham gia của chính quyền, các Hội đoàn thể và người dân để tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường, làm sạch 03 điểm nóng: i) tại đường Lâm Sinh thôn Thai Dương Hạ Bắc; ii) tại đường Định cư 2, Định cư 3 thôn Thai Dương Hạ Trung và iii) Chợ Hải Dương
-
Thành lập 02 tổ tự quản tại thôn Thai Dương Hạ Bắc và thôn Thai Dương Hạ Trung và lắp đặt các camera giám sát tại điểm nóng để tăng cường công tác thực thi các quy định pháp luật, ngăn chặn phát sinh mới và tái hình thành các điểm nóng
-
Tổ chức 06 cuộc họp với người dân tại 6 thôn tuyên truyền về tác động của rác thải nhựa và cơ chế giám sát để không xuất hiện lại các điểm nóng
-
Tuyên truyền về rác thải nhựa qua hệ thống truyền thanh xã
-
Huy động sự tham gia của phụ nữ, thanh niên để gia tăng tỷ lệ tái chế rác thải qua 05 mô hình “Ngôi nhà xanh”, 01 tập huấn về xử lý rác hữu cơ tại hộ gia đình và cộng đồng và hỗ trợ các hộ gia đình ủ phân
-
Tuyên truyền tại chợ Hải Dương về đi chợ không túi ni lông và nhựa dùng 1 lần trong 2 tháng liên tiếp thông qua hoạt động tặng quà cho người đi chợ không dùng túi ni lông và nhựa dùng 1 lần
5. Nội dung, thời gian, kết quả thực hiện
TSố TT
|
Hoạt động
|
Kết quả mong đợi
|
Thời
gian
triển khai
|
Thành phần và số lượng
|
I
|
Huy động sự tham gia của chính quyền, các Hội đoàn thể và người dân để tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường, làm sạch 03 điểm nóng: i) tại đường Lâm Sinh thôn Thai Dương Hạ Bắc; ii) tại đường Định cư 2, Định cư 3 thôn Thai Dương Hạ Trung và iii) Chợ Hải Dương
|
- Kế hoạch triển khai hoạt động
- Báo cáo về số kg rác thu gom được; danh sách người tham gia (Nam-nữ); % rác thải nhựa
- 03 hình ảnh/chiến dịch
|
Tháng 5 – 6/2022
|
Phụ nữ, Nông dân, Đoàn Thanh niên, Tiểu thương và người dân = 30 người/điểm
|
II
|
Thành lập 02 tổ tự quản tại thôn Thai Dương Hạ Bắc và thôn Thai Dương Hạ Trung và lắp đặt các camera giám sát tại điểm nóng để tăng cường công tác thực thi các quy định pháp luật, ngăn chặn phát sinh mới và tái hình thành các điểm nóng
|
- Danh sách và quyết định thành lập tổ tự quản;
- Báo cáo số vụ vi phạm được phát hiện và xử phạt, đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ tự quản;
- 03 hình ảnh các vụ vi phạm trích xuất từ camera và hình ảnh kiểm tra, giám sát của tổ tự quản
|
Tháng 6-7/2022
|
Tổ TTĐT, cán bộ và người dân thôn TDH Bắc, TDH Trung = 8 người/Tổ/2 Tổ
|
III
|
Tổ chức 06 cuộc họp với người dân tại 6 thôn tuyên truyền về tác động của rác thải nhựa và cơ chế giám sát để không xuất hiện lại các điểm nóng
|
- Kế hoạch triển khai hoạt động
- Danh sách người tham gia họp tuyên truyền (Nam/Nữ);
- Nội dung bài tuyên truyền;
- 03 hình ảnh/cuộc họp
|
Tháng 7/2022
|
Cán bộ và người dân 6 thôn = 30 người/thôn/buổi
|
IV
|
Tuyên truyền về rác thải nhựa qua Đài truyền thanh xã
|
Nội dung bài tuyên truyền; lịch đưa tin
|
Tháng 8 –12/2022
|
Ban BT Đài TT xã = 5 bài
|
V
|
Huy động sự tham gia của phụ nữ, thanh niên để gia tăng tỷ lệ tái chế rác thải qua 05 mô hình “Ngôi nhà xanh”
|
- Báo cáo về số kg rác tái chế thu được theo từng tháng, % thành phần rác thu được,
- 05 hình ảnh của 5 mô hình
|
Tháng 6 -8/2022
|
BCH hội Phụ nữ xã
|
VI
|
- Tập huấn về xử lý rác hữu cơ tại hộ gia đình và cộng đồng và hỗ trợ các hộ gia đình ủ phân
|
- Kế hoạch triển khai hoạt động
- Danh sách người tham gia tập huấn (Nam/Nữ);
- Danh sách hộ đăng ký triển khai mô hình, Nội dung bài giảng tập huấn,
- 03 hình ảnh tập huấn
- 10 hình ảnh ủ phân tại hộ
|
Tháng 7 - 8/2022
|
- Tập huấn: Cán bộ và hội viên phụ nữ 6 thôn = 20 người/buổi
- Ủ phân hữu cơ: Vĩnh Trị = 5 người, Tây = 2 người, Đông = 2 người, Bắc = 1 người
|
VII
|
Tuyên truyền tại chợ Hải Dương về đi chợ không túi ni lông và nhựa dùng 1 lần trong 2 tháng liên tiếp thông qua hoạt động tặng quà cho người đi chợ không dùng túi ni lông và nhựa dùng 1 lần
|
- Báo cáo về kết quả tuyên truyền gồm: danh sách người tới đổi quà, lịch đổi quà, ý kiến của người tham gia và ban tổ chức về hiệu quả của hoạt động,
- 01 tin bài về sự kiện trên Trang thông tin của UBND xã
- 10 hình ảnh hoạt động
|
Tháng 8 –10/2022
|
- Cán bộ phụ trách DA, BTV Phụ nữ, Tổ quản lý chợ, Tổ TTĐT = 45 người/9 buổi
- Người mua-bán hàng tại chợ Hải Dương
|
-
Kinh phí
Toàn bộ kinh phí chi cho các hoạt động đều do Tổ chức WWF Na Uy, WWF Việt Nam tài trợ.
7. Tổ chức thực hiện
7.1. Bộ phận Địa chính-Nông nghiệp-Xây dựng-Môi trường xã
- Chủ trì tham mưu, phối hợp triển khai thực hiện các hoạt động trong khuôn khổ dự án WWF trên địa bàn xã.
- Theo dõi, đề xuất, xử lý kịp thời không để rác thải tồn đọng, rác thải bỏ không đúng nơi quy định; phối hợp hướng dẫn, giám sát các hoạt động; duy trì giám sát hiệu quả tại các điểm nóng; báo cáo kết quả thực hiện.
- Chuẩn bị các vật tư, phương tiện, dụng cụ lao động cho các hoạt động trên địa bàn; tổng hợp danh sách lực lượng tham gia thu gom rác; hợp đồng xe vận chuyển rác đến đỗ tại các âu thuyền.
7.2. Đối với các đoàn thể
-
Phối hợp và tổ chức tuyên truyền các hộ gia đình, cá nhân, hội viên, đoàn viên, thanh niên tích cực hưởng ứng và tham gia các hoạt động về giảm rác thải nhựa thất thoát ra môi trường; vận động hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy.
- Huy động lực lượng tham gia đầy đủ các hoạt động về báo vệ môi trường; chủ trì, phối hợp triển khai các hoạt động do đơn vị đảm trách.
7.3. Đối với các ban ngành, đơn vị
Trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ được giao, phối hợp, phân công, huy động lực lượng tham gia các hoạt động, thực hiện các phần việc theo kế hoạch của UBND xã.
7.4. Bộ phận VHTT xã
Chủ động xây dựng các nội dung tuyên truyền qua đài truyền thanh trong đợt ra quân các hoạt động. Hợp đồng biên tập nội dung tin, bài tuyên truyền về giảm rác thải nhựa; lịch đưa tin, đăng tải tin, bài qua đài truyền thanh, Trang TTĐT
7.5. Bộ phận TC-KT
Tham mưu tiếp nhận, quản lý nguồn ngân sách dự án, thực hiện nhiệm vụ chi cho các hoạt động; hoàn thiện các chứng từ thanh quyết toán theo đúng quy định.
7.6. Các thôn
Chủ động triển khai đến tận người dân và các chi hội đoàn thể thôn để tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động theo kế hoạch của xã; tuyên truyền vận động người dân nâng cao ý thức, tham gia các hoạt động về giảm rác thải nhựa thất thoát ra môi trường; vận động hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; thực hiện tổng phong trào chủ nhật xanh, bảo vệ sinh môi trường.
Trên đây là kế hoạch tổ về việc triển khai các hoạt động tăng cường công tác quản lý và giảm thiểu rác thải nhựa tại địa bàn xã Hải Dương trong khuôn khổ Dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam do WWF-Na Uy tài trợ thông qua WWF-Việt Nam ./.