Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Báo cáo Tình hình công tác Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và triển khai nhiệm vụ hàng năm
Ngày cập nhật 08/06/2022

I. Khái quát tình hình thiên tai

1. Đặc điểm chung

- Hàng năm trên địa bàn xã Hải Dương đã chịu ảnh hưởng nhiều từ các cơn bão và lũ lụt ngập nước kéo dài từ đầu tháng 10 đến tháng 11 hàng năm. Tình hình thời tiết có những diễn biến bất thường, phức tạp, giai đoạn giao mùa hiện tượng thời tiết không thuận lợi xảy ra, mưa lớn, hạn hán kéo dài làm ảnh hưởng đến sản xuất của bà con, tác động đến tình hình đến kinh tế - xã hội trên địa bàn.

2. Ảnh hưởng của các đợt thiên tai như sau

a) Mưa lũ, Bão: Trong năm đã xảy ra nhiều cơn bão, mưa lũ do hoàn lưu bão kèm theo mưa lớn, chủ yếu tập trung vào tháng 10 và 11.

b) Không khí lạnh: Từ đầu tháng 11năm trước đã xảy nhiều nhiều đợt không khí lạnh tăng cường kéo dài đến gần giữa tháng 02 năm sau.

c) Các loại hình thiên tai khác có khả năng xảy ra trên địa bàn như: ATNĐ, sạt lở bờ biển, sạt lở bờ phá, ngập lụt, nước biển dâng, mưa lớn, lốc, sét, mưa rét, nắng nóng, hạn hán, cháy rừng….

d) Khu vực dễ tổn thương do thiên tai:

- Các khu vực ngập lụt: xóm Ngoài, xóm trong thôn Vĩnh Trị, thôn TDT Tây, Khu thủy diện, Khu định cư I, II thôn TDH Trung và thôn TDH Nam.

- Các khu vực bị sạt lỡ và xung yếu: Xóm Đồn, Đình thôn TDH Trung, xóm Cồn Đâu  thôn TDH Nam, cồn Dài thôn TDT Tây.

- Các khu vực bị chia cắt: Thôn TDT Tây; xóm Cồn Đâu, thôn TDH Nam.

- Các khu vực dễ xảy ra cháy rừng: Rừng phi lao phòng hộ tại địa bàn Vĩnh Trị, thôn TDT Đông, thôn TDH Bắc-Trung-Nam.

- Vùng sản xuất bị ngập úng, hạn hán, nước cuốn trôi như: Các xứ đồng trồng trọt lúa, hoa màu, chăn nuôi thuỷ cầm; các khu vực NTTS thấp triều, nuôi lồng bè trên phá Tam Giang.

- Cộng đồng người dân dễ bị tổn thương như: Trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ….

- Số người cần sơ tán di dời khi bão, lũ lụt xảy ra:

+ Sơ tán tránh trú bão, lũ lụt, nước dâng khoảng 561 hộ/ 2.270 khẩu

+ Sơ tán tránh trú lũ lụt khoảng 326 hộ/ 1.392 khẩu.

e). Đặc điểm dân sinh và xác định đối tượng dễ bị tổn thương

* Dân cư:

- Tổng dân số 6.269 người;

- Số người ở độ tuổi lao động: 2.852 người;

- Số người già yếu (trên 60 tuổi): 906 người;

- Số lượng trẻ em (dưới 15 tuổi): 1.325 người;

- Số người ở độ tuổi khác: 1186 người;

- Số lượng phụ nữ: 3.234 người;

- Số người có hoàn cảnh neo đơn: 05 người;

- Số người tàn tật, khuyết tật: 162 người.

* Tình hình dân sinh:

- Tổng số hộ gia đình trong xã: 1.560 hộ;

- Số hộ sản xuất nông nghiệp: 1.092 hộ;

- Số hộ sản xuất phi nông nghiệp: 468 hộ;

- Số hộ nghèo: 44 hộ, chiếm tỷ lệ 2,82%;

- Số hộ cận nghèo: 94 hộ, chiếm tỷ lệ 6,03%.

3. Nhà ở:

Tổng số nhà: 1449 nhà; trong đó: Nhà kiên cố: 650 nhà, Nhà bán kiên cố: 795 nhà, Nhà đơn sơ: 04 nhà.

II. Công tác chỉ đạo phòng tránh, khắc phục hậu quả thiên tai

1. Công tác chuẩn bị trước mùa mưa bão

- Xây dựng phương án, kế hoạch phòng, chống thiên tai và đã triển khai đến khu dân cư. Củng cố kiện toàn BCH. PCTT&TKCN xã và các tiểu ban, đội tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, phân công các thành viên BCH. PCTT&TKCN xã  xuống trực tiếp chỉ đạo, phụ trách các địa bàn đặc biệt là các vùng xung yếu. Huy động phương tiện, trang thiết bị đảm bảo cho công tác PCTT&TKCN.

- Tuyên truyền, vận động các hộ dân chằn chống nhà cửa, dự trữ lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm thiết yếu, bảo quản tài sản nơi khô ráo, an toàn. Tại những khu vực thấp trũng, ngập sâu, dễ bị cô lập, chia cắt, những nhà có nguy cơ bị ảnh hưởng do bão, lụt đã tổ chức sơ tán đến những nhà kiên cố, cao tầng ở gần kề trong khu dân cư. Vận động nhân dân chủ động di dời và phòng chống lụt bão, đồng thời dự trữ gạo, mì ăn liền, dầu diezen và thực phẩm khác để dự trữ khi có thiên tai xảy ra.

- UBND xã, BCH. PCTT&TKCN xã đã chỉ đạo các thôn lập danh sách dự kiến di dời người dân ở các khu vực xung yếu, nhằm mục đích chủ động, kịp thời di dời dân khi có bão, lụt và thiên tai khác xảy ra, để hạn chế và an toàn không để xảy ra thiệt hại về người và tài sản; cụ thể: Về sơ tán dân để đối phó với bão, nước dâng là: 586 hộ với 2570 khẩu; về sơ tán dân để đối phó với lũ là: 324 hộ với 1375 khẩu; đã tổ chức di dời 112 hộ với 362 khẩu.

- Huy động lực lượng Công an, Quân sự xã giúp bà con chằng chống nhà cửa nhằm bảo đảm an toàn về nhà ở, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản cho người dân trong mua mưa bão.

- Mặt trận, các đoàn thể và các tổ chức khác đã phân công các thành viên trong tổ chức mình sẵn sàng tham gia công tác  PCTT&TKCN theo từng địa bàn dân cư và vận động nhân dân di dời khi có thiên tai xảy ra, nhất là bão.

- Tất cả tàu, thuyền của ngư dân điều được đưa vào neo đậu trú ẩn, ở các địa điểm quy định và kiên quyết không để ra khơi sản xuất khi có bão, lụt, biển động xảy ra; huy động 311 phương tiện tàu thuyền( phương tiện đánh bắt biển 196 chiếc, phương tiện đánh bắt sông đầm 115 chiếc) về nơi neo đậu an toàn tránh bão.

2. Công tác ứng phó trong các đợt thiên tai

Về công tác chỉ đạo: Thực hiện Công điện của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai thành phố, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai xã kịp thời triển khai Công điện chỉ đạo của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai các cấp, triển khai phương án để đối phó với các đợt thiên tai; cụ thể:

-  Ban hành các thông báo về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới, công tác phòng, chống lụt, bão và mưa lũ,hạn hán kéo dài.

- Chỉ đạo các hợp tác xã nông nghiệp huy động toàn bộ máy bơm tổ chức tiêu úng diện tích lúa và hoa màu.

III. Tình hình thiệt hại và các biện pháp khắc phục hậu quả do bão, lũ gây ra (năm 2020)

- Có 450 hộ bị tốc mái, 01 nhà sập, 448 hộ nhà bị ngập nước, di dời khẩn cấp 112 hộ/362 khẩu; cơ sở hạ tầng các trường học, trụ sở cơ quan, các đơn vị bị hư hỏng nhiều, kênh mương, đê điều, phương tiện đánh bắt nghề đàm phá, nuôi trồng thuỷ sản thiệt hại lớn, nhất là nuôi trồng thuỷ sản ao hồ và nuôi cá lồng (diện tích thiệt hại ao hồ 75,9 ha, nuôi cá lồng 4.471 m3); gẫy đổ 4.500 cây dương liễu, diện tích 2,5ha.

- Ước tổng thiệt hại do bão lũ gây ra: 22.342 triệu đồng; trong đó: về nhà ở 474 triệu, về giáo dục 197 triệu, về văn hóa: 60 triệu, về nông, lâm nghiệp            295 triệu, về chăn nuôi 76,40 triệu, về thủy lợi 270 triệu, về giao thông 120 triệu, về thủy sản 20,800 triệu, công trình khác 50 triệu.        

- Đến nay đã có 100% hộ đã lợp lại nhà chính, nhà liều và công trình phụ và đã ổn định cuộc sống. Tổ chức lực lượng và cùng với người dân dọn dẹp các cây đỗ ven đường, tạo hành lang thông thoáng để thuận tiện cho giao thông đi lại; vận động nhân dân sửa chữa các phương tiện bị hư hỏng để tiếp tục sản xuất.

- Kịp thời hỗ trợ quà, kinh phí cấp trên phân bổ cũng như từ các nguồn khác đến tận tay người bị thiệt hại. Tổng kinh phí của các cơ quan, tổ chức Tỉnh, thành phố và các tổ chức, cá nhận đã hỗ trợ đến thời điểm hiện nay ước tổng kinh phí hỗ trợ 3.723,585 triệu đồng, trong đó gạo 81,185 tấn, tiền mặt 1.616 triệu đồng và các nhu yếu phẩm khác, gồm 16.677 xuất; chưa có hộ gia đình nào thiếu đói trước bão, trong bão và sau bão.

 

IV. Ưu điểm, khuyết điểm về công tác PCTT&TKCN

          1. Về ưu điểm

          - UBND xã có kế hoạch, phương án cụ thể để chỉ đạo, chỉ huy triển khai thực hiện có hiệu quả; các ban ngành, đơn vị, thôn đã có nhiều cố gắng, tích cực trong việc phối hợp tổ chức thực hiện công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ.

          - Công tác chuẩn bị đối phó và phòng chống thiên tai đã được nâng lên và chủ động hơn so với các năm trước. BCH PCTT&TKCN xã và các tiểu ban PCTT đơn vị, thôn đã thực hiện tốt trách nhiệm, chuẩn bị tốt các điều kiện và thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ.

          - Có kế hoạch, phương án PCTT&TKCN và sơ tán người dân ra khỏi vùng nguy hiểm, xung yếu khi có lụt bảo xảy ra sát với tình hình, đặc điểm của địa phương. Thực hiện nghiêm túc công tác trực ban, chế độ thông tin liên lạc từ xã đến thôn và thông tin báo cáo cấp trên.

          - Nhận thức của người dân ngày được nâng cao trong công tác chuẩn bị và tích cực tham gia trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai bão, lụt.

2. Tồn tại

- Việc tuyên truyền, giáo dục cho người dân tự chủ động phòng tránh thiên tai thiếu thường xuyên, chưa sâu rộng; một bộ phận người dân còn chủ quan, chưa ý thức trách nhiệm, vẫn còn đi sản xuất trên phá khi đã có thông báo vào nơi neo đậu tránh trú; thiếu kỹ năng trong việc ứng phó với thiên tai, lụt bão.

- Một số cơ quan, đơn vị, thôn huy động lực lượng tham gia phòng chống, cứu hộ, sơ tán của một số ban ngành, thôn chưa đảm bảo theo yêu cầu.

- Việc thực hiện kế hoạch, phương án PCTT, PCCC rừng là một nội dưng lớn, với nhiều loại hình và cấp độ thiên tai, phạm vi rộng, phức tạp; trong lúc đó việc bố trí nguồn lực để thực hiện còn hạn chế; cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị, vật tư PCTT chưa đảm bảo; năng lực cứu hộ,cứu nạn, cứu trợ chưa đáp ứng yêu cầu; do vậy việc triển khai còn gặp khó khăn, chất lượng chưa cao.

- Lực lượng làm việc trong công tác PCTT chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa có chế độ chính sách hỗ trợ. Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác phòng ngừa và hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu.

- Việc phân phối hàng cứu trợ còn nhiều bất cập; còn phụ thuộc vào hàng hoá cứu trợ của các cấp nên không chủ động trong việc bình xét đối tượng thụ hưởng theo thứ tự ưu tiên từ thiệt hại nặng đến nhẹ, trước, sau nên chưa được tương ứng với mức độ thiệt hại.

V. Nhiệm vụ công tác PCTT&TKCN

          1. Triển khai kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và khẩn trương củng cố kiện toàn BCH PCTT&TKCN, các tiểu ban, đội xung kích xã, các Tổ xung kích thôn để triển khai đến tận khu dân cư, các cơ quan, đơn vị; xây dựng phương án để đối phó cho phù hợp với từng loại hình và cấp độ thiên tai, soát xét để bổ sung lực lượng trong từng cụm dân cư trên địa bàn toàn xã.

          2. Tiến hành kiểm tra vật tư, thiết bị, các cơ sở vật chất kỹ thuật như: tàu, thuyền, xe cơ giới, ghe xuồng, máy phát điện, phao cứu sinh, áo phao và các phương tiện, thiết bị phòng hộ, cứu hộ, cứu nạn khác đảm bảo sẵn sàng phục vụ công tác ứng phó khi có các tình huống xẩy ra, đồng thời có giải pháp  đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng đang thi công trước mùa mưa bão.

3. Chú trọng công tác tuyên truyền bằng hệ thống truyền thanh của xã và thôn, hướng dẫn nhân dân theo dõi thông tin, tín hiệu dự báo thiên tai để chủ động phòng, chống. Kiểm tra và đôn đốc các cơ quan, đơn vị bảo vệ tài sản tập thể và nhân dân.

4. Có phương án cụ thể di dời dân từ các vùng xung yếu đến nơi an toàn, xác định rõ việc phân công trách nhiệm chỉ huy, lực lượng ứng cứu phương tiện, địa điểm, khu vực sơ tán cho từng vùng, từng cụm dân cư, trước mắt phải rà soát việc di dời dân ở những vùng có nguy cơ sạt lỡ, vùng xung yếu và nguy hiểm.

5. Thường xuyên kiểm tra thiết bị cứu sinh của các phương tiện giao thông đường thủy, tàu thuyền đánh bắt, đặc biệt là các phương tiện thông tin liên lạc của các phương tiện đánh bắt thủy hải sản, kiên quyết đình chỉ đối với các loại phương tiện đường thủy không đảm bảo an toàn và không có phương tiện bảo vệ người đang hoạt động trên phá, trên biển, cương quyết không cho tàu thuyền của ngư dân đi sản xuất trước và trong bão, lụt.

6. Chỉ đạo các tiểu ban triển khai phương hướng nhiệm vụ PCTT&TKCN và các phương án PCBL, PCCC đến tận khu dân cư, đồng thời vận động nhân dân dự trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, phương tiện cứu hộ để chủ động phòng chống thiên tai từ trong từng hộ gia đình, khu dân cư.

7. Tổ chức khắc phục hậu quả thiên tai, lụt bão, cháy rừng; thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo, thống kê, đánh giá, báo cáo tình hình thiệt hại; tiếp nhận và phân phối hàng cứu trợ kịp thời đến tận người dân bị thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo đảm đúng đối tượng và sớm ổn định đời sống nhân dân.

Trên đây là báo cáo tình PCTT&TKCN và nhiệm vụ công tác PCTT&TKCN hàng năm trên địa bàn xã Hải Dương./.

 

Tập tin đính kèm:
Huỳnh Trọng Bình
Tin cùng nhóm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.043.716
Truy cập hiện tại 39