Thực hiện Quyết định số 741/QĐ-UBND ngày 06/4/ 2018 về ban hành Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 1572/QĐ-UBND ngày 17/7/ 2018 về ban hành Bộ tiêu chí thôn, bản nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2020;Thực hiện Chỉ thị 05-CT/TU, ngày 30/12/2020 của Thành uỷ Huế về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh đô thị, đảm bảo trật tự đô thị trên địa bàn Thành phố; Nghị quyết số 06-NQ/ĐU ngày10/12/2020của Đảng ủy xã, Nghị quyết số 41/2020/NQ-HĐND ngày 29/12/2020 của HĐND xã về phát triển kinh tế-xã hội năm 2021; kế hoạch số 638/KH-UBND ngày 24/12/2019 của UBND xã Hải Dương về triển khai thực hiện Chương trình trọng điểm xây dựng nông thôn nâng cao giai đoạn 2019 – 2023.
UBND xã ban hành kế hoạch xây dựng thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, góp phần xây dựng xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao cụ thể như sau:
I. Mục tiêu
- Xây dựng nông thôn mới là một quá trình thường xuyên, liên tục, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển nông thôn bền vững.
- Xây dựng thônđạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, phấn đấu sớm thành xã nông thôn mới nâng cao nhằm phát huy tối đa vai trò chủ thể của người dân, tạo ra thôn có kinh tế hộ phát triển; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; có cảnh quan, môi trường sáng, xanh, sạch đẹp; bản sắc văn hoá làng quê được giữgìn và phát huy; an ninh trật tự được bảo đảm; hệ thống chính trị-xã hội ở thôn vững mạnh; đời sống vật chất và tinh thần người dânđược nâng cao; được nhân hài lòng và đồng tình ủng hộ.
II. Nội dung kế hoạch
1.Phạm vi thực hiện:
1.1. Thôn Thai Dương Thượng Đông;
1.2. Thôn Thai Dương Hạ Nam;
2.Thời gian thực hiện:
2.1. Thôn Thai Dương Thượng Đông: Năm 2021-2022;
2.2. Thôn Thai Dương Hạ Nam: Năm 2022-2023.
3. Nội dung
Theo 06 tiêu chí đã được quy định tại Quyết định số 1572/QĐ-UBND ngày 17/7/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về Ban hành Bộ tiêu chí thôn, bản nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
III. Nhiệm vụ cụ thể
-
Xây dựng hạ tầng kinh tế-xã hội
- Xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các công trình hạ tầng kinh tế-xã hội, phúc lợi dân sinh, nhà sinh hoạt cộng đồng thôn; mở rộng đường liên xóm, liên thôn đảm bảo giao thông thuận tiện; đảm báo trật tự xây dựng theo quy định.
- Xây dựng, nâng cấp, sửa chữa tuyến đường điện chiếu sáng trên trục đường chính của thôn;
- Xây dựng hệ thống mương thoát nước, tuyến đường hoa, hàng rào xanh theo hướng giảm bê tông hoá tường rào.
2. Phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân
- Thực hiện hiệu quả quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh mô hình sản xuất hàng hoá, cây trồng, vật nuôi, kinh doanh, dịch vụ chủ lực của thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thôn.
- Giải quyết việc làm thông qua các mô hình kinh tế, phát triển sản xuất, kinh doanh, chế biến nâng cao thu nhập cho người dân, giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo, tiến đến xoá hộ nghèo trong thôn; thu nhập cao hơn 1,5 lần so với bình quân đầu người/năm của xã.
- Thực hiện đầy đủ các nội dung yêu cầu của bộ tiêu chí Khu dân cư nông thôn kiểu mẫu, khu dân cư có nhà, vườn hộ gia đình khang trang, ngăn nắp, đường làng, ngõ xóm rộng rãi, thoáng đãng, sạch đẹp, có đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện và cao hơn so với những khu dân cư khác.
3. Giáo dục-văn hoá-xã hội
- Nâng cao trình độ của người dân, tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo; huy động đạt tỷ lệ học sinh vào các cấp học, đạt PCGD-XMC theo quy định; phòng chống các tệ nạn ma tuý, hút thuốc lá điện tử trong học đường.
- Nâng cao chất lượng và mức hưởng thụ các dịch vụ y tế ban đầu cho người dân; thực hiện hiệu quả công tác kiểm soát dịch bệnh, không có trình trạng ngộ độc thực phẩm đông người, thực hiện hầu hết người dân trong thôn tham gia BHYT và tăng số người tham gia BHXH tự nguyện.
- Động viên, thu hút nhiều người tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao; bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp, văn hoá truyền thống của quê hương; thôn được công nhận và giữ vững danh hiệu văn hoá hàng năm; thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
Xây dựng cộng đồng dân cư văn minh, dân chủ, đoàn kết, tương trợ, giúp đở lẫn nhau, thực hiện tốt các hoạt động nhân đạo, từ thiện; chăm lo tốt cho người có công với cách mạng, người nghèo, bảo trợ xã hội.
4. Cảnh quan, môi trường
- Xây dựng, chỉnh trang cảnh quan, cổng ngõ, vườn nhà, hàng rào xanh,trồng cây xanh, trồng mai vàng trước ngõ, tạo không gian nông thôn sáng-xanh-sạch-đẹp; thực hiện tốt phong trào Ngày Chủ nhật vì cộng đồng, thu gom triệt để rác thải sinh hoạt; bảo đảm toàn bộ người dân trong thôn được sử dụng nước sạch.
- Thực hiện tốt các quy định về VSMT, VSATTP trong sản xuất, kinh doanh, chế biến, chăn nuôi, lò mỗ gia súc, gia cầm; không thải chất thải nước, rác thải, bụi, khói ra đường, trong môi trường không khí; chăn nuôi có chuồng trạichủ động tham gia phòng chống thiên tai, bão lụt.
- Xây dựng hệ thống mương thoát nước, xây dựng tuyến đường hoa, hàng rào xanh, hệ thống điện chiếu sáng đường ở trục đường chính của thôn; xây dựng tuyến đường không rãi vàng mã khi đưa tangvà không thả rông trâu bò từ ngã ba bờ kè đến cổng chào thôn Thai Dương Hạ Bắc.
5. An ninh trật tự-Xây dựng hệ thống chính trị-xã hội
- Cán bộ và nhân dân trong thôn chấp hành và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở; thực hiện hiệu quả Quy ước văn hoá, quy chế, quy định của thôn.
- Tập trung xây dựng xã, thôn điển hình về các phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; xây dựng lực lượng theo phương châm 4 tại chỗ, liên kết bảo vệ an ninh trật tự; tăng cường các giải pháp đấu tranh, phòng, chống tội phạm ma túy, trộm cắp, cướp giật tài sản; đảm báo trật tự công cộng không làm mái che, đỗ đất đá, cát sạn, các loại vật liệu ảnh hưởng giao thông, môi trường và tầm nhìn, lấn chiếm lòng lề đường. Không có khiếu kiện đông người trái pháp luật; không có công dân phạm tội; tệ nạn xã hội được kiềm chế, giảm
- Xây dựng hệ thống chính trị-xã hội trong thôn vững mạnh; thôn đạt chuẩn “An toàn về an ninh trật tự” hàng năm.
IV. Kinh phí
- Từ nguồn Ngân sách Trung ương, tỉnh, thành phố, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa phương; từ nguồn hỗ trợ đầu tư thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và lồng ghép vốn từ các chương trình, dự án khác. Huy động nguồn lực đóng góp từ cộng đồng dân cư, nhất là sự tham gia tài, lực của người dân để chủ động tự thực hiện các tiêu chí từ hộ gia đình. Kinh phí sự nghiệp nông nghiệp, môi trường, y tế, văn hóa, giáo dục, Đề án giao thông nông thôn, khai thác quỹ đất... để hỗ trợ thực hiện đạt các tiêu chí.
- Dự kiến tổng nguồn kinh phí huy động 4.000-5.000 triệu đồng.
V. Tổ chức thực hiện
- Có phương án, kế hoạch chi tiết, có lộ trình, giải pháp cụ thể để hoàn thành từng nội dung của Bộ tiêu chí Khu dân cư nông thôn kiểu mẫu và mục tiêu, nhiệm vụ theo kế hoạch, đồng thời tổ chức hội nghị nhân dân tham gia bàn bạc, thảo luận, góp ý để tổ chức thực hiện;
- Ban quản lý có phân công, phân nhiệm cụ thể cho các thành viên phụ trách các tiêu chí, thực hiện đúng nội dung và lộ trình kế hoạch; kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn xử lý những khó khăn vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện để hoàn thành các nội dung theo yêu cầu.
- Phát huy vai trò lãnh đạo của chi bộ, điều hành, tổ chức thực hiện của Ban Phát triển và các chi hội đoàn thể ở thôn; phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới để xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, đáp ứng nguyện vọng của người dân.
VI. Phân công nhiệm vụ
1.Công chức Địa chính – xây dựng – nông nghiệp và môi trường
- Chịu trách nhiệm rà soát, tổng hợp, xây dựng bảng phụ lục đánh giá các tiêu chí thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu theo hiện trạng và định hướng. Tham mưu lập bảng phân công các thành viên Ban quản lý, Ban phát triển, các đơn vị, thôn có trách nhiệm phụ trách các nội dung tiêu chí.
- Tham mưu các giải pháp và nhu cầu đầu tư phát triển các lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng hạ tầng kinh tế, dân sinh; quản lý trật tự xây dựng; sản xuất liên kết theo chuổi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm; chương trình sản phẩm OCOP.
- Tăng cường tham mưu công tác quản lý, hướng dẫn các hộ sản xuất, kinh doanh, chế biến, trồng trọt, chăn nuôi, NTTS trên địa bàn thực hiện tốt các quy định về đăng ký hồ sơ nuôi ban đầu, thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Tham mưu thực hiện mô hình thu gom rác thải sinh hoạt, mô hình phân loại rác thải có hiệu quả; xây dựng cảnh quang, môi trường sáng-xanh-sạch-đẹp.
2.Công chức Văn hóa – xã hội
- Chủ trì, phối hợp thực hiện các kế hoạch đào tạo nghề nông thôn, PCGD-XMC. Hướng dẫn xây dựng thôn, đạt chuẩn văn hóa, xây dựng nếp sống văn hoá.
- Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Xây dựng kế hoạch đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo.
3.Công chức tài chính – kế toán
Phối hợp tham mưu, bố trí nguồn kinh phí đảm bảo xây dựng hạ tầng kinh tế, dân sinh và thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu.
4. Ban Công an xã
Xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, trật tự công cộng; phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; thôn đạt chuẩn “An toàn về an ninh trật tự” hàng năm.
5. Trạm y tế
Tham mưu xây dựng kế hoạch quản lý, chăm sóc, theo dõi sức khỏe cho người dân; phòng, chống dịch bệnh, VSMT, vệ sinh ATTP; phối hợp thực hiện kế hoạch vận động người tham gia bảo hiểm y tế.
6. Các trường học
Phối hợp cùng các ban ngành vận động học sinh đến trường và giảm tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng; thực hiện công tác PCGD-XMC; phòng chống các tệ nạn xã hội trong trường học.
7. Hệ thống chính trị-xã hội ở thôn
- Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị-xã hội ở thôn; phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ, quản lý của trưởng thôn, công tác vận động của mặt trận, đoàn thể, trách nhiệm của Ban Phát triển thôn để phối hợp huy động nhân lực, tài lực, vật lực thực hiện xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu theo tiêu chí quy định, nhất là các tiêu chí về hạ tầng kinh tế, dân sinh; thực hiện lồng ghép các nguồn lực để thực hiện chương trình.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đi vào chiều sâu để nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân để tạo mọi sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động ; thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã và các tổ chức chính trị xã hội phối hợp với Ban quản lý xây dựng NTM xã tăng cường giám sát, tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện kế hoạch; lựa chọn những nội dung thiết thực để phối hợp vận động, khích lệ, động viên các tổ chức, cá nhân chung sức, đồng lòng xây dựng NTM, trong đó chú trọng bổ sung các nội dung mới phù hợp với kế hoạch này.
Trên đây là nội dung Kế hoạch xây dựng thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới
kiểu mẫunăm 2021-2023; UBND xã yêu cầu thành viên Ban quản lý, các công chức, các ban ngành, đoàn thể, các thôn liên quan chủ động phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch đạt mục đích, yêu cầu đề ra và đúng quy định hiện hành. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, đề nghị phản ánh về Ban quản lý xây dựng Nông thôn mới xã để tổng hợp, tham mưu Uỷ ban nhân dân xã kịp thời chỉ đạo, giải quyết./.