Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Kế hoạch về xây dựng nếp sống văn hoá nông thôn mới, trật tự công cộng, vệ sinh môi trường trên địa bàn xã Hải Dương giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030
Ngày cập nhật 08/10/2021

 

        Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 01/6/2021 của Thành ủy Huế về việc tuyên truyền, giáo dục, phát huy giá trị đạo đức, lối sống và phong tục, tập quán Huế đặc sắc gắn với xây dựng nếp sống văn minh đô thị giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo; Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 31/8/2021 của Đảng ủy xã Hải Dương về xây dựng nông thôn mới nâng cao và nếp sống văn hoá nông thôn mới trên địa bàn xã Hải Dương giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030.

UBND xã Hải Dương ban hành Kế hoạch về xây dựng nếp sống văn hoá nông thôn mới, trật tự công cộng, vệ sinh môi trường trên địa bàn xã Hải Dương giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030 trên địa bàn xã như sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

Với sự quan tâm tâm của cấp trên, sự nỗ lực của chính quyền, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể từ xã đến thôn và nhân dân trên toàn xã; công tác chỉnh trang văn hoá nông thôn mới, phát triển cơ sở hạ tầng từng bước được tăng cường, tạo cho xã một diện mạo mới, góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy dịch vụ-du lịch phát triển, từng bước cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân. Trật tự công cộng, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường được cải thiện. Công tác xây dựng đời sống văn hóa ở các cơ quan, làng, thôn; tuyến đường sáng-xanh-sạch-đẹp; phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội được tăng cường, chấn chỉnh, góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng nếp sống văn hoá nông thôn mới trên địa bàn xã.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình trật tự công cộng, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường ở một số khu vực, tuyến đường còn diễn biến phức tạp. Tình trạng lấn chiếm lòng, lề đường để kinh doanh, mua bán, hành nghề; tình trạng xây dựng trái phép, lấn chiếm đầm phá, ao hồ, đất rừng phòng hộ còn tái diễn, gây bức xúc. Vệ sinh môi trường, cảnh quan nông thôn mới, chưa được đảm bảo, tình trạng xả rác thải, đốt, rãi vàng mã, tờ rơi quảng cáo ra đường, ra nơi công cộng; viết vẽ, sơn, dán không đúng nơi quy định hiện vẫn xảy ra, ảnh hưởng đến mỹ quan văn hoá nông thôn mới.

Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu là do sự vào cuộc thiếu tích cực, trong xử lý vi phạm có lúc có nơi còn buông lỏng; nhận thức, ý thức chấp hành của một bộ phận người dân chưa cao; sự phối hợp của các lực lượng tham gia chấn chỉnh, giữ gìn trật tự công cộng, chưa đồng bộ; công tác phân công, phân cấp từ xã đến thôn chưa cụ thể, rõ ràng. Mặc khác hạ tầng của xã thiếu đồng bộ, nhiều tuyến đường chưa có vỉa hè hoặc vỉa hè nhỏ, nhiều trường học đóng trên trục đường chính,... đã làm cho công tác quản lý và triển khai thực hiện gặp rất nhiều khó khăn.

I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Mục tiêu

Đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, cơ bản sắp xếp, ổn định trật tự công cộng, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường trên địa bàn xã. Thực hiện quyết liệt các biện pháp, giải pháp thiết thực hiệu quả nhằm đưa vào cuộc sống các chuẩn mực giá trị văn hóa, củng cố ý thức tuân thủ pháp luật, đề cao đạo đức trách nhiệm, hành vi ứng xử văn hóa văn minh; quyết tâm xây dựng xã Hải Dương “Sáng - Xanh – Sạch – Đẹp”, phát triển vững mạnh về kinh tế, du lịch, dịch vụ, đảm bảo quốc phòng – an ninh, TTATXH.

Tập trung xây dựng điển hình thôn, xã về phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao, thôn kiểu mẫu và nếp sống văn hoá nông thôn mới trên địa bàn.

2. Nhiệm vụ

2.1. Về trật tự công cộng

2.1.1. Tập trung chấn chỉnh lập lại trật tự công cộng, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, tăng cường quản lý, sắp xếp hoạt động, sản xuất, kinh doanh, hành nghề không để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, không để hình thành các điểm đen TNGT, phức tạp tại các trường học, chân cầu Tam Giang, chợ tạm xóm Đồng, chợ Hải Dương, ngã ba bờ kè biển Hải Dương, trên các tuyến đường trọng điểm.

2.1.2. Chủ động xây dựng các kế hoạch và giải pháp tổ chức thực hiện thiết thực, hiệu quả cụ thể, trong đó tập trung giải quyết triệt để các điểm phức tạp về TTCC-ATGT-VSMT. Kiên quyết xử lý tình trạng lấn chiếm vỉa hè, các khu vực công cộng để sản xuất, kinh doanh, mua bán trái phép, hành nghề; nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao hiệu quả hoạt động của nhóm tự quản trật tự công cộng, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.

3.1.3. Rà soát và quy định các tuyến đường được phép và không được phép đậu, đỗ xe ô tô, kinh doanh; tập trung xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn giao thông đường bộ, đậu đỗ không đúng quy định; xử lý dứt điểm tình trạng buôn bán hàng rong, chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn xã; Phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện việc sắp xếp hợp lý nơi đậu, đỗ xe; thực hiện việc giao trách nhiệm quản lý, tự quản cho các đơn vị, thôn và hộ gia đình.

4.1.4. Chấn chỉnh trật tự xây dựng, kiên quyết xử lý tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất công, đầm phá, ao, hồ, rừng phòng hộ; xây dựng nhà trái phép, sai giấy phép, sai quy hoạch; hạn chế đơn thư tranh chấp trên lĩnh vực đất đai, xây dựng, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự tại khu dân cư.

2.1. Về xây dựng nếp sống văn hóa nông thôn mới

2.1.1. Tập trung nguồn lực thực hiện thành công Đề án xây dựng nếp sống văn hóa nông thôn mới, từng bước đưa vào cuộc sống các chuẩn mực giá trị văn hóa của con người Việt Nam, truyền thống văn hóa Huế; đề cao ý thức tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, phát huy đạo đức, trách nhiệm của mỗi cán bộ, người dân trong xây dựng nếp sống văn hóa nông thôn mới; xây dựng văn hóa ứng xử giao tiếp, thân thiện với du khách và trong cộng đồng.

2.2.2. Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền giữ gìn và bảo tồn các di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn.

2.3.3. Lồng ghép cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng khu dân cư “5 không”, thôn, trường học đạt tiêu chuẩn an toàn về ANTT, gắn với công tác đảm bảo TTCC, ATGT, VSMT, xây dựng thí điểm thành công tuyến đường văn hoá, văn minh trên trục đường thôn Thai Dương Thượng Đông, thôn Thai Dương Hạ Bắc, thôn Thai Dương Hạ Nam, tiến tới xây dựng các tuyến đường khác trên địa bàn.

2.4.4. Xây dựng hệ thống mương thoát nước, xây dựng tuyến đường hoa, hàng rào xanh, hệ thống điện chiếu sáng ở trục đường chính của xã và các thôn; xây dựng tuyến đường không rãi vàng mã khi đưa tang và không thả rông trâu bò từ cổng chào thôn Thai Dương Hạ Bắc đến ngã ba bờ kè để đảm bảo mỹ quan, môi trường, an toàn giao thông.

2.5.5. Củng cố, kiện toàn, thành lập mới các nhóm tự quản về TTCC, ATGT, VSMT đi vào hoạt động có nề nếp, hiệu quả;  nâng cao ý thức chấp hành của cán bộ, người dân tự giác thực hiện các quy định về xây dựng nếp sống văn hóa nông thôn mới.

2.6.6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, đồng thời đấu tranh bài trừ hủ tục, tệ nạn xã hội, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nếp sống văn hoá, văn minh, trọng tâm vận động tuyên truyền người dân hạn chế đốt vàng mã, đốt vàng mã trong thùng, không rãi vàng mã khi đưa tang theo quy định, không để đám tang dài ngày. Xử lý triệt để tình trạng phát tờ rơi quảng cáo và tiến tới chấm dứt tình trạng dán, quảng cáo rao vặt trái phép trên tường, gốc cây, trụ điện, các hành vi vi phạm về bảo vệ kết cấu hạ tầng nông thôn mới.

3. Về vệ sinh môi trường

3.1.1. Hình thành nếp sống văn hoá, văn minh, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nơi công cộng, khu dân cư, gia đình, trường học, công sở, tại các nhà hàng, địa điểm kinh doanh, ăn uống giải khát, điểm dịch vụ, du lịch biển. Tăng cường công tác thu gom, xử lý rác thải, vận động các tổ chức cá nhân đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định, không đưa rác ra đường sau giờ thu gom rác, bố trí vị trí tập kết rác hợp lý ở những nơi công cộng, dịch vụ, du lịch.

3.2.2. Tập trung xử lý, cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường. Rà soát, đề xuất di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường đang còn hoạt động trong khu dân cư. Từng bước hạn chế và chấm dứt việc , chăn nuôi trâu, bò, nuôi lợn, gia cầm, nuôi chó thả rông và gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn xã.

3.3.3. Bảo vệ môi trường, cảnh quan đầm phá, ao, hồ... Ngăn chặn, xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi: đổ các loại rác thải xung quanh hoặc xuống đầm phá, ao, hồ; đổ rác thải xây dựng không đúng nơi quy định; xả nước thải, nước bẩn ra môi trường...

3.4.4. Thực hiện tốt các quy định về VSMT, VSATTP trong sản xuất, kinh doanh, chế biến, chăn nuôi, lò mỗ gia súc, gia cầm; không thải chất thải nước, rác thải, bụi, khói ra đường, trong môi trường không khí.

3. Giải pháp chủ yếu

3.1. Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành

- Tăng cường sự chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền; phát huy vai trò của Mặt trận, đoàn thể và các tổ chức xã hội, trường học, các cơ quan, đơn vị, thôn trên địa bàn xã.

- Củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo TTCC, Ban ATGT hoạt động thường xuyên, hiệu quả; xây dựng nếp sống văn hoá nông thôn mới; chấn chỉnh sự yếu kém trong công tác tổ chức thực hiện tại các đơn vị, thôn, bộ phận và cá nhân có liên quan.

3.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, sử dụng đa dạng các hình thức biện pháp thông tin tuyên truyền, phổ biến hiệu quả và phù hợp đến từng đối tượng về nội dung các hành vi vi phạm TTĐT-ATGT-VSMT, xây dựng nếp sống  văn hoá nông thôn mới, nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức, ý thức chấp hành, vai trò trách nhiệm của mọi người, mọi ngành, mọi cấp trong việc chấp hành kỷ luật kỷ cương, xây dựng nếp sống văn hóa nông thôn mới.

- Thường xuyên, kịp thời nêu gương người tốt, việc tốt trong thực hiện nếp sống văn hóa nông thôn mới, kịp thời tiếp nhận và đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng những hành vi vi phạm TTĐT-ATGT-VSMT, xây dựng nếp sống văn hóa nông thôn mới.

3.3. Phát huy vai trò trách nhiệm của chính quyền, Mặt trận và các ban ngành đoàn thể

- UBND xã tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành đối với các ban, ngành, bộ phận trực thuộc, công an xã, Tổ quản lý trật tự công cộng của thôn; xây dựng tổ chức triển khai kế hoạch, bố trí nguồn lực, nhân lực, lập lại TTCC-ATGT-VSMT, xây dựng nếp sống văn hóa nông thôn mới.

- Chỉ đạo Công an xã, Tổ quản lý trật tự công cộng thường xuyên ra quân giải quyết dứt điểm các điểm nóng về TTCC, chống tái lấn chiếm, tái vi phạm, xử lý kịp thời, quyết liệt, không để tình trạng mất TTCC-ATGT-VSMT tiếp diễn, kéo dài hoặc phát sinh điểm mới trên địa bàn.

- Chỉ đạo các ban ngành, bộ phận liên quan, các thôn tổ chức cho các hộ kinh doanh, hộ gia đình ký cam kết thực hiện tốt các quy định về giữ gìn TTCC-ATGT-VSMT, xây dựng nếp sống văn hóa nông thôn mới. Hàng năm, hàng quý, hàng tháng duy trì tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, sơ tổng kết, khen thưởng động viên kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- Công an xã chủ trì tham mưu UBND xã tổ chức thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, kế hoạch của các cấp; xây dựng kế hoạch, phối hợp chặt chẽ với các ban ngành liên quan, Tổ quản lý đô thị, các thôn; chỉ đạo, phân công Công an viên thôn bám sát địa bàn, nắm chắc các đối tượng, các hộ sản xuất, kinh doanh, hành nghề thường xuyên vi phạm, chống đối, tham mưu cho công an xã, chi bộ chỉ đạo hệ thống chính trị ở thôn trong thực hiện nhiệm vụ bảo đảm TTCC-ATGT-VSMT, xây dựng nếp sống văn hóa nông thôn mới trên địa bàn.

- UBMTTQ, các ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, cơ quan, đơn vị, trường học đóng trên địa bàn nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành, phát huy vai trò, trách nhiệm trong công tác vận động các thành viên, hội viên, đoàn viên, hộ dân, cán bộ, công nhân viên chức, học sinh,... nghiêm túc chấp hành các quy định về xây dựng nếp sống văn hóa nông thôn mới, giữ gìn TTCC-ATGT-VSMT; đưa vào tiêu chí bình xét thi đua gia đình văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa, làng, thôn văn hóa hàng năm. Tích cực tham gia xây dựng các mô hình tự quản, tuyến đường văn hoá, văn minh, tuyến đường không rác, sáng- xanh – sạch – đẹp,...; phối hợp với Công an xã tiến hành tuyên truyền, ký cam kết duy trì thực hiện tốt.

3.4. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn xã

Đề nghị cấp ủy Đảng, chi bộ, thủ trưởng các đơn vị đóng trên địa bàn chủ động phối hợp xã đảm bảo trật tự công cộng, vệ sinh môi trường xung quanh khu vực, trong cơ quan, đơn vị mình. Phối hợp với các ban ngành, chức năng của địa phương ra quân chấn chỉnh trật tự công cộng khi có yêu cầu. Tuyên truyền vận động cán bộ, đảng viên, người lao động, học sinh gương mẫu chấp hành quy định của pháp luật và của địa phương về xây dựng nếp sống văn hóa nông thôn mới, đảm bảo trật tự công cộng, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường tại nơi công tác, làm việc, học tập và nơi sinh sống ở khu dân cư.

3.5. Tăng cường công tác phân công, phối hợp, kiểm tra, xử lý vi phạm

- Công an xã chủ trì, tham mưu xây dựng Kế hoạch thực hiện Kế hoạch này của UBND xã; xây dựng quy chế phối hợp để thống nhất hành động giữa các ban ngành, bộ phận liên quan, sự phối hợp giữa Công an, Tổ quản lý trật tự công cộng và hệ thống chính trị ở thôn về xây dựng nếp sống văn hóa nông thôn mới, đảm bảo trật tự công cộng, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.

- Công an xã chủ động phối hợp với các ban ngành liên quan kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm, các phần tử chống đối, nhục mạ người thi hành công vụ, các đối tượng bảo kê làm mất trật tự công cộng, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường; xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức, lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý trật tự công cộng bảo kê, bao che cho người thân, người quen,... lấn chiếm lòng, lề đường để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hành nghề,... vi phạm quy định về xây dựng nếp sống văn hóa nông thôn mới, đảm bảo trật tự công cộng, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.

- Phân công địa bàn thôn và trách nhiệm rõ ràng cho hệ thống chính trị ở thôn, thôn trưởng, Công an viên thôn, công chức phụ trách, Tổ quản lý trật tự công cộng xã về việc tuyên truyền, vận động, giám sát, kiểm tra và xử lý về vi phạm trật tự công cộng, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường

3.6. Sơ kết, tổng kết và thi đua khen thưởng

Ban ATGT, công an xã tham mưu định kỳ 6 tháng, hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện; động viên, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tuyên dương, khen thưởng những mô hình tự quản sáng tạo hiệu quả thiết thực, những trường hợp có công phát hiện, tố giác và ngăn chặn các hành vi vi phạm trong xây dựng nếp sống văn hóa nông thôn mới, đảm bảo trật tự công cộng, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.

4. Tổ chức thực hiện

4.1. Kế hoạch này được quán triệt, triển khai nghiêm túc đến UBMTTQ, các ban ngành, đoàn thể, các thôn, các cơ quan, đơn vị, trường học đóng trên địa bàn để tập trung chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện.

4.2. Các đoàn thể, cơ quan, đơn vị, thôn căn cứ vào nội dung Kế hoạch này để xây dựng kế hoạch và cụ thể hoá bằng chương trình công tác và động viên cán bộ, đoàn viên, hội viên, công nhân viên chức, học sinh và nhân dân trong xã phát huy tích cực, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chỉ tiêu đề ra.

UBND xã yêu cầu các ban ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, thôn, cán bộ, người dân tích cực tham gia giữ gìn TTĐT-ATGT-VSMT, xây dựng nếp sống văn hóa nông thôn mới trên địa bàn xã./.

 

Tập tin đính kèm:
Huỳnh Trọng Bình
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 1.042.638
Truy cập hiện tại 833