Tìm kiếm tin tức
Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu dịch vụ du lịch – Bãi tắm cộng đồng (tỷ lệ 1/500) xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ
Ngày cập nhật 23/10/2019
QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu dịch vụ du lịch – Bãi tắm cộng đồng

(tỷ lệ 1/500) xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

                                         ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu dịch vụ du lịch – Bãi tắm cộng đồng

(tỷ lệ 1/500) xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;

Căn cứ Thông tư số 05/2017/TT-BXD ngày 05/4/2017 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;

Căn cứ Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành “QCVN : 01/2008/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng”;

Căn cứ Quyết định số 63/2016/QĐ-UBND ngày 21/9/2016 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quy định về phân công, phân cấp và ủy quyền công tác quản lý quy hoạch - kiến trúc xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

Căn cứ Quyết định số 628/QĐ-UBND ngày 03/4/2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt quy hoạch phân vùng sử dụng đất các bãi tắm, điểm vui chơi giải trí cộng đồng bền vững vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 1249/QĐ-UBND ngày 31/10/2012 của UBND thị xã Hương Trà phê duyệt Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 748/QĐ-UBND ngày 5/9/2017 của UBND thị xã về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết khu dịch vụ du lịch – Bãi tắm cộng đồng (tỷ lệ 1/500) xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế;

Xét Tờ trình số 213/TTr-UBND ngày 3/5/2018 của UBND xã Hải Dương về việc thẩm định và phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết Khu dịch vụ du lịch – Bãi tắm cộng đồng (tỷ lệ 1/500) xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế;

Xét đề nghị của Phụ trách phòng Quản lý đô thị thị xã Hương Trà tại Báo cáo số 626/BC-QLĐT ngày 30/07/2018 về kết quả thẩm định Quy hoạch chi tiết Khu dịch vụ du lịch – Bãi tắm cộng đồng (tỷ lệ 1/500) xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu dịch vụ du lịch – Bãi tắm cộng đồng (tỷ lệ 1/500) xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế với những nội dung sau:

1. Tên đồ án: Quy hoạch chi tiết Khu Dịch vụ du lịch – Bãi tắm cộng đồng (tỷ lệ 1/500) xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Phạm vi ranh giới và quy mô nghiên cứu lập quy hoạch:

a. Phạm vi về không gian:

- Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch thuộc thôn Thai Dương Hạ Bắc, xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế và được xác định như sau:

+ Phía Tây Nam giáp rừng phòng hộ và đất trồng cây lâu năm;

+ Phía Tây Bắc giáp đất bằng chưa sử dụng;

+ Phía Đông Bắc giáp biển;

+ Phía Đông Nam giáp biển.

b. Phạm vi về thời gian: Định hướng quy hoạch theo hai thời kỳ 2016-2020 và 2021-2025.

c. Quy mô:

- Quy mô đất đai: Khoảng 18,3 ha;

- Quy mô khách và phục vụ: Đáp ứng khoảng 2.000 người/ngày.

3. Mục tiêu:

- Cụ thể hóa Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Hải Dương và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế thị xã Hương Trà theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang dịch vụ và thương mại trên cơ sở phát triển bền vững;

- Xác định các hoạt động xây dựng, khai thác bãi tắm cộng đồng kết hợp hài hòa với các điểm vui chơi cộng đồng, dịch vụ du lịch (như tổ chức lễ hội, thể dục thể thao, sinh hoạt văn hóa, dịch vụ…) trên cơ sở phát triển bền vững;

- Là giải pháp quy hoạch kiến trúc và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và phát triển kinh tế xã hội của địa phương;

4. Tính chất và chức năng:

- Là khu bãi tắm cộng đồng kết hợp với các dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí;

- Hình thành và khai thác một số lợi thế của địa phương từ các dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí; thúc đẩy phát triển và tạo công việc phù hợp cho lao động tại địa phương.

5. Nội dung quy hoạch:

5.1. Quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan:

- Định hướng chính:

+ Phát triển chức năng dịch vụ du lịch, cư trú như dịch vụ nhà nghỉ, nhà hàng, quán xá.

+ Mở rộng và nâng cấp đường trục chính khu bãi tắm, trục lễ hội để phù hợp với sự phát triển với phương tiện giao thông đại chúng.

+ Đấu nối và thiết kê mới các tuyến đường từ khu dân cư ra biển.

+ Thiết kế mới tuyến giao thông ngăn cách dãi cát và rừng phòng hộ, khu dân cư và rừng phòng hộ. Tránh tư hữu hóa và dân cư xâm lấn khu vực rừng phòng hộ.

- Kiến trúc: Công trình kiến trúc không lấn át không gian cây xanh. Tạo dựng các khu dịch vụ với những nét đặc thù, khuyến khích sử dụng vật liệu than thiện môi trường.

- Các yêu cầu về tổ chức cảnh quan và cây xanh:

+ Tổ chức các không gian xanh với đường dạo dọc theo bãi cát. Giải pháp trồng rừng khi chuyển đổi xây dựng khu dịch vụ.

+ Các công trình kiến trúc khai thác yếu tố truyền thống, màu sắc nhẹ nhàng.

- Tầng cao:

+ Khống chế tầng cao khu vực sát bờ biển, tầng cao tối đa ≤1 tầng.

+ Khu vực phía sau trục đường chính, tầng cao tối đa ≤2 tầng.

5.2. Quy hoạch phân khu chức năng và quy hoạch chi tiết sử dụng đất:

- Tận dụng đặc trưng đa dạng địa hình để bố trí các khu chức năng và khai thác tốt giá trị cảnh quan của khu quy hoạch.

- Không phát triển đất ở trong ranh giới quy hoạch. Các hộ dân thuộc khu quy hoạch đang sinh sống bằng nghề kinh doanh các dịch vụ ăn uống nhỏ lẻ cho phép tiếp tục khai thác; chỉ tháo dỡ, di dời một số hộ dân không phù hợp về các khu tái định cư.

- Khu dịch vụ du lịch – bãi tắm cộng đồng được phân thành 03 vùng chức năng chính gồm Khu dịch vụ nhà hàng ven bờ biển; Khu dịch vụ bãi tắm hiện có (trong tương lai chuyển dần lên phía trên); Khu bãi tắm, phục vụ, cắm trại, nhà nghỉ kết hợp điểm sinh hoạt cộng đồng. Các khu chức năng chính được bố trí như sau:

+ Khu dịch vụ ven bờ biển.

+ Khu nhà hàng ven khu vực vịnh, nhà hàng nổi trên biển.

+ Khu nhà nghỉ, nhà hàng ven rừng thông.

+ Khu dịch vụ quán xá.

+ Khu quảng trường.

+ Khu bãi tắm cộng đồng.

+ Khu rừng phòng hộ.

+ Khu rừng phòng hộ có khai thác làm dịch vụ cắm trại.

+ Khu rừng phòng hộ có khai thác làm dịch vụ.

+ Bãi đỗ xe.

+ Còn lại là dải cây xanh cảnh quan.

5.3. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật:

- Giải pháp nền xây dựng:

+ Bám sát địa hình tự nhiên.

+ Cao độ nền khống chế từ 0,50 - 3,10m.

+ Độ dốc nền xây dựng nhỏ nhất: Inền min³ 0,004.

- Nguồn đất đắp: Đắp đất tận dụng tại chỗ.

- Khối lượng công tác đất:

+ Khối lượng đất đắp nền tập trung: 1500m3.

+ Khối lượng đất đào: 1750m3.

- Giải pháp thoát nước mưa:

+ Vận dụng tính thấm của cát để thoát nước mặt là chủ yếu.

+ Để thoát nước tốt hơn về mùa mưa, thiết kế tuyến mương hở chạy bao quanh phía Tây Nam khu vực, đón nước từ trên triền cát chảy xuống và các mương băng ngang khu vực để dẫn nước thoát ra biển.

5.4. Quy hoạch giao thông:

- Các trục đường chính trong khu quy hoạch bao gồm các tuyến đường đối ngoại và đối nội.

- Giao thông đối ngoại:

+ Đường trục lễ hội 11,5m: Nằm trong ranh giới khu quy hoạch, có bề rộng lòng đường 11,5m; 2 bên là bãi đỗ xe rộng 8m có giải phân cách bằng cây xanh mỗi bên rộng 2m. Trục đường đóng vai trò đường đối ngoại liên kết khu quảng trường, bãi tắm cộng đồng với khu dân cư và đây sẽ nơi diễn ra các lễ hội của người dân địa phương. Đường 2 mái dốc và có độ dốc ngang mặt đường tối thiểu 15% (đảm bảo yêu cầu thoát nước mặt).

+ Đường trục chính khu quy hoạch rộng 7m: Nằm trong ranh giới khu quy hoạch, có lộ giới 7m. Trục đường đóng vai trò đường đối ngoại liên kết khu quy hoạch với các khu vực lân cận như Thị trấn Thuận An, trung tâm xã Hải Dương và khu du lịch Kinh Thành. Đường 2 mái dốc và có độ dốc ngang mặt đường tối thiểu 15% (đảm bảo yêu cầu thoát nước mặt).

- Giao thông đối nội:

+ Đường quy hoạch số 1: có lộ giới 6m, đóng vai trò đường trục ngang lớn kết nối với khu dân cư ra biển.

+ Đường quy hoạch số 2 và trục ngăn cách: Có lộ giới 4m; trục ngang đóng vai trò kết nối với khu dân cư ra biển, trục dọc đóng vai trò là đường trục ngăn cách khu dân cư hiện có với rừng phòng hộ, ngăn cách bãi biển với rừng phòng hộ.

5.5. Quy hoạch cấp nước:

- Đấu nối nguồn nước với xã Hương Phong, xây dựng 02 tháp nước ở trên đồi cát tại thôn Vĩnh Trị và thôn Thai Dương Hạ Đông để cung cấp nước cho các cụm dân cư ở trong khu vực.

- Nước cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt và dịch vụ lấy tiêu chuẩn cấp nước cấp cho 100% người dùng: 190 l/người.ngđ 

- Nguồn nước: Nguồn nước đấu nối với ống chính từ nguồn nước chung hiện trạng đã có của xã Hương Phong.

- Mạng lưới cấp nước: Mạng lưới cấp nước cấp 1 được thiết kế mạng vòng và kết hợp, mạng lưới cấp nước phân phối được thiết kế mạng cụt. Đường ống cấp nước phân phối lấy nước từ mạng lưới cấp nước cấp 1 qua các điểm đấu nối, mạng lưới cấp nước phân phối được tính toán theo phương pháp tính toán đương lượng đối với nhà ở, công trình công cộng.

- Hệ thống cấp nước phòng cháy chữa cháy: Các họng cứu hoả được thiết kế nổi, bố trí trên các đường ống cấp nước có đường kính tối thiểu là 100mm, tại các ngã 3,4... để thuận tiện cho xe vào lấy nước chữa cháy; khoảng cách giữa các họng cứu hỏa 150-250m.

 5.6. Quy hoạch cấp điện:

- Cấp điện:

+ Nguồn điện được đấu nối với hệ thống điện hiện trạng.

+ Lưới điện trung thế: Sử dụng điện áp 22kV, đường dây điện đi nổi trên các cột bê tông li tâm cao 12-18m hoặc cột thép lắp ghép.

+ Lưới điện hạ thế : Ở khu vực thiết kế hiện đang sử dụng là lưới điện ngầm 0,4KV (3 pha 4 dây) lắp trên các cột bê tông li tâm. Các đường trục dùng cáp vặn xoắn ruột nhôm tiết diện ≥ 95mm2. Các đường nhánh dùng cáp vặn xoắn ruột nhôm tiết diện ≥ 70mm2.

+ Xây dựng mới 2 trạm biến áp có công suất 180 KVA.

- Chiếu sáng công cộng: Hệ thống chiếu sáng được thiết kế theo tiêu chuẩn, sử dụng đèn tiết kiệm năng lượng có hiệu suất chiếu sáng cao.

5.7. Hệ thống thông tin liên lạc:

Hệ thống cáp, hộp nối được lắp đặt đồng bộ; bố trí ngầm trong hệ thống cống bể dưới vỉa hè dọc theo hệ thống giao thông.

5.8. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:

- Thoát nước thải:

+ Chọn hệ thống thoát nước nửa riêng. Quy hoạch xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. Đường kính ống D200, nhà máy xử lý cống suất 300m3/ngđ.

+ Giải pháp kỹ thuật: Độ sâu đặt cống tại điểm đầu nhỏ nhất không có tải trong đè nặng từ: 0,7m đến 1m (tính đến đáy cống). Khu vực thiết kế tương đối bằng phẳng nên độ dốc cống tính theo độ dốc tối thiểu i = 1/D (D tính bằng mm).

- Vệ sinh môi trường: Chỉ tiêu chất thải rắn là 1,0 kg/người.ngày, tỷ lệ thu gom >90%. Tổ chức thu gom và xử lý rác thải theo quy định của khu vực. Bố trí thùng chứa chất thải rắn tại các điểm tập kết chất thải rắn để thu gom.

5.9. Dự báo, đánh giá tác động đối với môi trường:

5.9.1. Các tác động đến môi trường:

- Tác động đến môi trường nước:

+ Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm nước: Dựa trên nhu cầu sử dụng nước và lượng nước thải phát sinh được tính trung bình bằng 80% lượng nước cấp (theo WHO, 1985).

+ Tác động đến môi trường nước: Sẽ làm phát sinh các chất thải, đặc biệt vào những ngày mưa, nước mưa chảy tràn cuốn theo đất cát và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống biển. Thành phần chủ yếu của nước mưa chảy tràn là cặn, chất dinh dưỡng... và các rác thải cuốn trôi trên khu vực. Bụi, rác thải có thể bị cuốn theo dòng nước mưa gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Nếu lượng chất thải rắn (đặc biệt là chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ) không được thu gom hết sẽ tồn tại trong môi trường làm tăng mức độ ô nhiễm các chất hữu cơ trong nguồn nước mặt.

+ Các hoạt động phát triển kinh tế xã hội trong khu quy hoạch sẽ gây nên những tác động bất lợi đến chất lượng nước, tập trung vào các hoạt động sau: Hoạt động xả thải nước thải từ các khu dân cư tập trung, các cơ sở kinh doanh, các điểm trung chuyển rác.

- Tác động đến môi trường khí:

+ Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm khí thải trên địa bàn: Theo ước tính tổng dân số sau quy hoạch tăng do đó có thể phát sinh lượng khí thải sinh hoạt đáng kể vào môi trường không khí. Việc ước tính tải lượng khí thải do sinh hoạt được dựa trên hệ số ô nhiễm của WHO đối với việc sử dụng các loại nhiên liệu chất đốt như: củi, than, gas, dầu,… 

+ Phạm vi tác động: Từ hoạt động giao thông vận tải và hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

- Tác động đến môi trường đất:

+ Quá trình thực hiện quy hoạch sẽ ảnh hưởng đến các tính chất vật lý và hóa học của đất. Những tác động về vật lý như xói mòn, nén chặt đất và phá hủy cấu trúc đất do các hoạt động xây dựng, sản xuất... Các chất thải rắn, lỏng và khí đều có tác động đến môi trường đất.

+ Các khu vực trung chuyển rác thải và khu dân cư tập trung: Liên quan chặt chẽ đến lượng phát sinh chất thải rắn hiện nay và trong tương lai, dự báo trong khu vực sẽ có lượng chất thải sinh hoạt khá lớn và được xử lý bằng phương pháp chôn lấp là chính. Các khu trung chuyển chất thải rắn hiện nay đều là nguồn gây tác động xấu đáng kể đối với môi trường xung quanh kể cả môi trường nước, không khí và môi trường đất, đặc biệt là gây tác động đến người dân.

- Tác động do chất thải rắn sinh hoạt và xây dựng:

+ Chất thải rắn sinh hoạt: Dự báo tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt được xác định bằng tiêu chuẩn xác định lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là 1,3 kg/người/ngày đối với đô thị, tỷ lệ thu gom 100%.

+ Chất thải rắn xây dựng: Loại chất thải rắn này chủ yếu là phế liệu phát sinh từ quá trình khi giải phóng mặt bằng và sau khi hoàn thành các công trình xây dựng, tuy nhiên các phế liệu thường được sử dụng tôn nền, san lấp tại chỗ và cũng có thể dùng cho việc san lấp mặt bằng các công trình tiếp theo, ít ảnh hưởng lớn đến môi trường. Hiện nay do chưa có phương pháp cũng như số liệu nào tính toán khối lượng chất thải rắn xây dựng, vì khối lượng chất thải loại này không cố định và rất khác nhau giữa các nơi, vì vậy trong báo cáo ĐMC này tạm tính lượng chất thải rắn xây dựng sẽ bằng 5-10% lượng chất thải rắn sinh hoạt.

- Các tác động đến môi trường kinh tế - xã hội:

+ Tái định cư: Khi thi công các dự án sẽ phải thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dẫn đến việc phải di dời các hộ dân cư ra khỏi các khu vực dự án và thực hiện đền bù trong công tác tái định cư.

+ Mức sống dân cư: Sự phát triển kinh tế toàn diện theo quy hoạch sẽ có tác động lớn đền đời sống dân cư. Việc thực hiện quy hoạch sẽ thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội đem lại thu nhập của người lao động. Nhiều bộ phận dân cư sẽ có mức thu nhập cao hơn, làm cho mức sống của người dân nói chung sẽ được tăng lên đáng kể.

5.9.2. Đề xuất các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu, cải thiện môi trường:

- Đối với các hộ kinh doanh:

+ Hoàn thiện, nâng cấp và tổ chức đấu nối hệ thống thoát nước thải chung.

+ Đối với các nguồn gây bẩn (các mương dẫn nước thải, hồ chứa nước thải, các điểm tập kết rác, vv…) tiến hành bê tông hóa hoặc xây dựng lớp chống thấm bằng đất sét hoặc vật liệu chống thấm.

- Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn: 

+ Bãi bỏ và cấm các bãi rác tự phát sinh. Xử lý và quy hoạch vị trí hợp lý các điểm tập kết rác, không để thời gian lưu quá lâu gây ảnh hưởng đến môi trường khu vực.

+ Rác thải phát sinh từ các khu kinh doanh, khu vui chơi, giải trí,… được chứa trong túi ni lông buộc kín.

+ Ở các khu công cộng trang bị các thùng rác công cộng đúng nơi quy định, có nắp đậy tránh vung vãi rác và phát mùi.

+ Tổ chức thu gom thường xuyên và theo giờ để không làm ảnh hưởng đến các hộ kinh doanh. Các xe vận chuyển luôn được che kín tránh vung vãi rác và phát mùi.

+ Thu gom rác cần theo dõi sự thay đổi về khối lượng cũng như thành phần và đặc tính của các loại chất thải phát sinh để có thể đưa ra các biện pháp xử lý cho từng giai đoạn. Kiểm tra và có biện pháp xử lý ngăn ngừa các nguồn gây ô nhiễm.

- Đối với quy hoạch các tuyến đường giao thông:

+ Trong quá trình thi công mở rộng và xây dựng các tuyến đường cần thực hiện đúng các nội dung trong các báo cáo ĐTM (đối với các tuyến đường lớn) và bản cam kết bảo vệ môi trường (đối với các tuyến đường nhỏ) tuân thủ các nguyên tắc về bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn lao động và giao thông.

+ Phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, chất thải phải được che chắn không để rơi vãi gây ô nhiễm môi trường trong khi tham gia giao thông.

- Kết cấu hạ tầng các khu du lịch:

+ Bảo vệ nghiêm ngặt các khu vực ven bờ biển, tránh bị tác động mạnh trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, triển khai các dự án phụ vụ du lịch, bảo vệ các hệ sinh thái xen bờ biển.

+ Quá trình quy hoạch và thiết kế các công trình cần xem xét và đưa các yếu tố của biến đổi khí hậu làm cơ sở tính toán.

+ Các khu vực thấp trũng và chênh lệch cao độ cần được nâng cao cao độ nền.

6. Các dự án đầu tư:

- Phân thành 2 giai đoạn từ 2018 đến 2025 (theo thứ tự ưu tiên):

+ Giai đoạn 1 (từ 2018- đến 2020): Tập trung hoàn thiện hệ thống giao thông và bãi đỗ xe, di dời các hộ dân lấn chiếm trái phép trong vùng quy hoạch, kêu gọi đầu tư các loại hình dịch vụ du lịch. 

+ Giai đoạn 2 (từ 2020-2025): Hoàn thiện hệ thống hạ tầng, xây dựng khu quảng trường (công trình nhà văn hóa, ban quản lí các câu lạc bộ biển),…

7. Tổng mức đầu tư:

- Chi phí xây dựng công trình chính:                         67,102,000,000 đồng;

+ Kinh phí đầu tư xây dựng công trình:                 38,848,000,000 đồng;

+ Kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng:       28,254,000,000 đồng;

- Chi phí quy hoạch:                                                  393,373,847.16 đồng;

- Chi phí khảo sát:                                                            72,644,000 đồng;

- Tổng cộng:                                                       134,670,017,847.16 đồng.

(Làm tròn: Một trăm ba mươi bốn tỷ sáu trăm bảy mươi triệu không trăm mười bảy ngàn tám trăm bốn mươi bảy đồng)

Điều 2. Trên cơ sở quy hoạch chi tiết khu dịch vụ du lịch – Bãi tắm cộng đồng (tỷ lệ 1/500) xã Hải Dương được duyệt, Ủy ban Nhân dân xã Hải Dương phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các công việc sau:

- Tổ chức lập và cắm mốc giới thực địa;

- Tổ chức công bố quy hoạch theo quy định hiện hành cho các tổ chức, cơ quan và nhân dân biết, thực hiện; lưu trữ hồ sơ đồ án theo quy định;

- Tổ chức lập và ban hành quy định quản lý;

- Tổ chức quản lý xây dựng theo quy hoạch và phù hợp quy định quản lý.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh văn phòng HĐND&UBND thị xã; Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất; Chủ tịch UBND xã Hải Dương; Thủ trưởng các đơn vị: Quản lý Đô thị, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính – Kế hoạch, Kinh tế, Văn hóa- thông tin, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu dịch vụ du lịch – Bãi tắm cộng đồng

(tỷ lệ 1/500) xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;

Căn cứ Thông tư số 05/2017/TT-BXD ngày 05/4/2017 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;

Căn cứ Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành “QCVN : 01/2008/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng”;

Căn cứ Quyết định số 63/2016/QĐ-UBND ngày 21/9/2016 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quy định về phân công, phân cấp và ủy quyền công tác quản lý quy hoạch - kiến trúc xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

Căn cứ Quyết định số 628/QĐ-UBND ngày 03/4/2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt quy hoạch phân vùng sử dụng đất các bãi tắm, điểm vui chơi giải trí cộng đồng bền vững vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 1249/QĐ-UBND ngày 31/10/2012 của UBND thị xã Hương Trà phê duyệt Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 748/QĐ-UBND ngày 5/9/2017 của UBND thị xã về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết khu dịch vụ du lịch – Bãi tắm cộng đồng (tỷ lệ 1/500) xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế;

Xét Tờ trình số 213/TTr-UBND ngày 3/5/2018 của UBND xã Hải Dương về việc thẩm định và phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết Khu dịch vụ du lịch – Bãi tắm cộng đồng (tỷ lệ 1/500) xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế;

Xét đề nghị của Phụ trách phòng Quản lý đô thị thị xã Hương Trà tại Báo cáo số 626/BC-QLĐT ngày 30/07/2018 về kết quả thẩm định Quy hoạch chi tiết Khu dịch vụ du lịch – Bãi tắm cộng đồng (tỷ lệ 1/500) xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu dịch vụ du lịch – Bãi tắm cộng đồng (tỷ lệ 1/500) xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế với những nội dung sau:

1. Tên đồ án: Quy hoạch chi tiết Khu Dịch vụ du lịch – Bãi tắm cộng đồng (tỷ lệ 1/500) xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

2. Phạm vi ranh giới và quy mô nghiên cứu lập quy hoạch:

a. Phạm vi về không gian:

- Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch thuộc thôn Thai Dương Hạ Bắc, xã Hải Dương, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế và được xác định như sau:

+ Phía Tây Nam giáp rừng phòng hộ và đất trồng cây lâu năm;

+ Phía Tây Bắc giáp đất bằng chưa sử dụng;

+ Phía Đông Bắc giáp biển;

+ Phía Đông Nam giáp biển.

b. Phạm vi về thời gian: Định hướng quy hoạch theo hai thời kỳ 2016-2020 và 2021-2025.

c. Quy mô:

- Quy mô đất đai: Khoảng 18,3 ha;

- Quy mô khách và phục vụ: Đáp ứng khoảng 2.000 người/ngày.

3. Mục tiêu:

- Cụ thể hóa Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Hải Dương và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế thị xã Hương Trà theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang dịch vụ và thương mại trên cơ sở phát triển bền vững;

- Xác định các hoạt động xây dựng, khai thác bãi tắm cộng đồng kết hợp hài hòa với các điểm vui chơi cộng đồng, dịch vụ du lịch (như tổ chức lễ hội, thể dục thể thao, sinh hoạt văn hóa, dịch vụ…) trên cơ sở phát triển bền vững;

- Là giải pháp quy hoạch kiến trúc và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch và phát triển kinh tế xã hội của địa phương;

4. Tính chất và chức năng:

- Là khu bãi tắm cộng đồng kết hợp với các dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí;

- Hình thành và khai thác một số lợi thế của địa phương từ các dịch vụ du lịch và vui chơi giải trí; thúc đẩy phát triển và tạo công việc phù hợp cho lao động tại địa phương.

5. Nội dung quy hoạch:

5.1. Quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan:

- Định hướng chính:

+ Phát triển chức năng dịch vụ du lịch, cư trú như dịch vụ nhà nghỉ, nhà hàng, quán xá.

+ Mở rộng và nâng cấp đường trục chính khu bãi tắm, trục lễ hội để phù hợp với sự phát triển với phương tiện giao thông đại chúng.

+ Đấu nối và thiết kê mới các tuyến đường từ khu dân cư ra biển.

+ Thiết kế mới tuyến giao thông ngăn cách dãi cát và rừng phòng hộ, khu dân cư và rừng phòng hộ. Tránh tư hữu hóa và dân cư xâm lấn khu vực rừng phòng hộ.

- Kiến trúc: Công trình kiến trúc không lấn át không gian cây xanh. Tạo dựng các khu dịch vụ với những nét đặc thù, khuyến khích sử dụng vật liệu than thiện môi trường.

- Các yêu cầu về tổ chức cảnh quan và cây xanh:

+ Tổ chức các không gian xanh với đường dạo dọc theo bãi cát. Giải pháp trồng rừng khi chuyển đổi xây dựng khu dịch vụ.

+ Các công trình kiến trúc khai thác yếu tố truyền thống, màu sắc nhẹ nhàng.

- Tầng cao:

+ Khống chế tầng cao khu vực sát bờ biển, tầng cao tối đa ≤1 tầng.

+ Khu vực phía sau trục đường chính, tầng cao tối đa ≤2 tầng.

5.2. Quy hoạch phân khu chức năng và quy hoạch chi tiết sử dụng đất:

- Tận dụng đặc trưng đa dạng địa hình để bố trí các khu chức năng và khai thác tốt giá trị cảnh quan của khu quy hoạch.

- Không phát triển đất ở trong ranh giới quy hoạch. Các hộ dân thuộc khu quy hoạch đang sinh sống bằng nghề kinh doanh các dịch vụ ăn uống nhỏ lẻ cho phép tiếp tục khai thác; chỉ tháo dỡ, di dời một số hộ dân không phù hợp về các khu tái định cư.

- Khu dịch vụ du lịch – bãi tắm cộng đồng được phân thành 03 vùng chức năng chính gồm Khu dịch vụ nhà hàng ven bờ biển; Khu dịch vụ bãi tắm hiện có (trong tương lai chuyển dần lên phía trên); Khu bãi tắm, phục vụ, cắm trại, nhà nghỉ kết hợp điểm sinh hoạt cộng đồng. Các khu chức năng chính được bố trí như sau:

+ Khu dịch vụ ven bờ biển.

+ Khu nhà hàng ven khu vực vịnh, nhà hàng nổi trên biển.

+ Khu nhà nghỉ, nhà hàng ven rừng thông.

+ Khu dịch vụ quán xá.

+ Khu quảng trường.

+ Khu bãi tắm cộng đồng.

+ Khu rừng phòng hộ.

+ Khu rừng phòng hộ có khai thác làm dịch vụ cắm trại.

+ Khu rừng phòng hộ có khai thác làm dịch vụ.

+ Bãi đỗ xe.

+ Còn lại là dải cây xanh cảnh quan.

5.3. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật:

- Giải pháp nền xây dựng:

+ Bám sát địa hình tự nhiên.

+ Cao độ nền khống chế từ 0,50 - 3,10m.

+ Độ dốc nền xây dựng nhỏ nhất: Inền min³ 0,004.

- Nguồn đất đắp: Đắp đất tận dụng tại chỗ.

- Khối lượng công tác đất:

+ Khối lượng đất đắp nền tập trung: 1500m3.

+ Khối lượng đất đào: 1750m3.

- Giải pháp thoát nước mưa:

+ Vận dụng tính thấm của cát để thoát nước mặt là chủ yếu.

+ Để thoát nước tốt hơn về mùa mưa, thiết kế tuyến mương hở chạy bao quanh phía Tây Nam khu vực, đón nước từ trên triền cát chảy xuống và các mương băng ngang khu vực để dẫn nước thoát ra biển.

5.4. Quy hoạch giao thông:

- Các trục đường chính trong khu quy hoạch bao gồm các tuyến đường đối ngoại và đối nội.

- Giao thông đối ngoại:

+ Đường trục lễ hội 11,5m: Nằm trong ranh giới khu quy hoạch, có bề rộng lòng đường 11,5m; 2 bên là bãi đỗ xe rộng 8m có giải phân cách bằng cây xanh mỗi bên rộng 2m. Trục đường đóng vai trò đường đối ngoại liên kết khu quảng trường, bãi tắm cộng đồng với khu dân cư và đây sẽ nơi diễn ra các lễ hội của người dân địa phương. Đường 2 mái dốc và có độ dốc ngang mặt đường tối thiểu 15% (đảm bảo yêu cầu thoát nước mặt).

+ Đường trục chính khu quy hoạch rộng 7m: Nằm trong ranh giới khu quy hoạch, có lộ giới 7m. Trục đường đóng vai trò đường đối ngoại liên kết khu quy hoạch với các khu vực lân cận như Thị trấn Thuận An, trung tâm xã Hải Dương và khu du lịch Kinh Thành. Đường 2 mái dốc và có độ dốc ngang mặt đường tối thiểu 15% (đảm bảo yêu cầu thoát nước mặt).

- Giao thông đối nội:

+ Đường quy hoạch số 1: có lộ giới 6m, đóng vai trò đường trục ngang lớn kết nối với khu dân cư ra biển.

+ Đường quy hoạch số 2 và trục ngăn cách: Có lộ giới 4m; trục ngang đóng vai trò kết nối với khu dân cư ra biển, trục dọc đóng vai trò là đường trục ngăn cách khu dân cư hiện có với rừng phòng hộ, ngăn cách bãi biển với rừng phòng hộ.

5.5. Quy hoạch cấp nước:

- Đấu nối nguồn nước với xã Hương Phong, xây dựng 02 tháp nước ở trên đồi cát tại thôn Vĩnh Trị và thôn Thai Dương Hạ Đông để cung cấp nước cho các cụm dân cư ở trong khu vực.

- Nước cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt và dịch vụ lấy tiêu chuẩn cấp nước cấp cho 100% người dùng: 190 l/người.ngđ 

- Nguồn nước: Nguồn nước đấu nối với ống chính từ nguồn nước chung hiện trạng đã có của xã Hương Phong.

- Mạng lưới cấp nước: Mạng lưới cấp nước cấp 1 được thiết kế mạng vòng và kết hợp, mạng lưới cấp nước phân phối được thiết kế mạng cụt. Đường ống cấp nước phân phối lấy nước từ mạng lưới cấp nước cấp 1 qua các điểm đấu nối, mạng lưới cấp nước phân phối được tính toán theo phương pháp tính toán đương lượng đối với nhà ở, công trình công cộng.

- Hệ thống cấp nước phòng cháy chữa cháy: Các họng cứu hoả được thiết kế nổi, bố trí trên các đường ống cấp nước có đường kính tối thiểu là 100mm, tại các ngã 3,4... để thuận tiện cho xe vào lấy nước chữa cháy; khoảng cách giữa các họng cứu hỏa 150-250m.

 5.6. Quy hoạch cấp điện:

- Cấp điện:

+ Nguồn điện được đấu nối với hệ thống điện hiện trạng.

+ Lưới điện trung thế: Sử dụng điện áp 22kV, đường dây điện đi nổi trên các cột bê tông li tâm cao 12-18m hoặc cột thép lắp ghép.

+ Lưới điện hạ thế : Ở khu vực thiết kế hiện đang sử dụng là lưới điện ngầm 0,4KV (3 pha 4 dây) lắp trên các cột bê tông li tâm. Các đường trục dùng cáp vặn xoắn ruột nhôm tiết diện ≥ 95mm2. Các đường nhánh dùng cáp vặn xoắn ruột nhôm tiết diện ≥ 70mm2.

+ Xây dựng mới 2 trạm biến áp có công suất 180 KVA.

- Chiếu sáng công cộng: Hệ thống chiếu sáng được thiết kế theo tiêu chuẩn, sử dụng đèn tiết kiệm năng lượng có hiệu suất chiếu sáng cao.

5.7. Hệ thống thông tin liên lạc:

Hệ thống cáp, hộp nối được lắp đặt đồng bộ; bố trí ngầm trong hệ thống cống bể dưới vỉa hè dọc theo hệ thống giao thông.

5.8. Thoát nước thải và vệ sinh môi trường:

- Thoát nước thải:

+ Chọn hệ thống thoát nước nửa riêng. Quy hoạch xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải. Đường kính ống D200, nhà máy xử lý cống suất 300m3/ngđ.

+ Giải pháp kỹ thuật: Độ sâu đặt cống tại điểm đầu nhỏ nhất không có tải trong đè nặng từ: 0,7m đến 1m (tính đến đáy cống). Khu vực thiết kế tương đối bằng phẳng nên độ dốc cống tính theo độ dốc tối thiểu i = 1/D (D tính bằng mm).

- Vệ sinh môi trường: Chỉ tiêu chất thải rắn là 1,0 kg/người.ngày, tỷ lệ thu gom >90%. Tổ chức thu gom và xử lý rác thải theo quy định của khu vực. Bố trí thùng chứa chất thải rắn tại các điểm tập kết chất thải rắn để thu gom.

5.9. Dự báo, đánh giá tác động đối với môi trường:

5.9.1. Các tác động đến môi trường:

- Tác động đến môi trường nước:

+ Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm nước: Dựa trên nhu cầu sử dụng nước và lượng nước thải phát sinh được tính trung bình bằng 80% lượng nước cấp (theo WHO, 1985).

+ Tác động đến môi trường nước: Sẽ làm phát sinh các chất thải, đặc biệt vào những ngày mưa, nước mưa chảy tràn cuốn theo đất cát và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống biển. Thành phần chủ yếu của nước mưa chảy tràn là cặn, chất dinh dưỡng... và các rác thải cuốn trôi trên khu vực. Bụi, rác thải có thể bị cuốn theo dòng nước mưa gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Nếu lượng chất thải rắn (đặc biệt là chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ) không được thu gom hết sẽ tồn tại trong môi trường làm tăng mức độ ô nhiễm các chất hữu cơ trong nguồn nước mặt.

+ Các hoạt động phát triển kinh tế xã hội trong khu quy hoạch sẽ gây nên những tác động bất lợi đến chất lượng nước, tập trung vào các hoạt động sau: Hoạt động xả thải nước thải từ các khu dân cư tập trung, các cơ sở kinh doanh, các điểm trung chuyển rác.

- Tác động đến môi trường khí:

+ Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm khí thải trên địa bàn: Theo ước tính tổng dân số sau quy hoạch tăng do đó có thể phát sinh lượng khí thải sinh hoạt đáng kể vào môi trường không khí. Việc ước tính tải lượng khí thải do sinh hoạt được dựa trên hệ số ô nhiễm của WHO đối với việc sử dụng các loại nhiên liệu chất đốt như: củi, than, gas, dầu,… 

+ Phạm vi tác động: Từ hoạt động giao thông vận tải và hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

- Tác động đến môi trường đất:

+ Quá trình thực hiện quy hoạch sẽ ảnh hưởng đến các tính chất vật lý và hóa học của đất. Những tác động về vật lý như xói mòn, nén chặt đất và phá hủy cấu trúc đất do các hoạt động xây dựng, sản xuất... Các chất thải rắn, lỏng và khí đều có tác động đến môi trường đất.

+ Các khu vực trung chuyển rác thải và khu dân cư tập trung: Liên quan chặt chẽ đến lượng phát sinh chất thải rắn hiện nay và trong tương lai, dự báo trong khu vực sẽ có lượng chất thải sinh hoạt khá lớn và được xử lý bằng phương pháp chôn lấp là chính. Các khu trung chuyển chất thải rắn hiện nay đều là nguồn gây tác động xấu đáng kể đối với môi trường xung quanh kể cả môi trường nước, không khí và môi trường đất, đặc biệt là gây tác động đến người dân.

- Tác động do chất thải rắn sinh hoạt và xây dựng:

+ Chất thải rắn sinh hoạt: Dự báo tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt được xác định bằng tiêu chuẩn xác định lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là 1,3 kg/người/ngày đối với đô thị, tỷ lệ thu gom 100%.

+ Chất thải rắn xây dựng: Loại chất thải rắn này chủ yếu là phế liệu phát sinh từ quá trình khi giải phóng mặt bằng và sau khi hoàn thành các công trình xây dựng, tuy nhiên các phế liệu thường được sử dụng tôn nền, san lấp tại chỗ và cũng có thể dùng cho việc san lấp mặt bằng các công trình tiếp theo, ít ảnh hưởng lớn đến môi trường. Hiện nay do chưa có phương pháp cũng như số liệu nào tính toán khối lượng chất thải rắn xây dựng, vì khối lượng chất thải loại này không cố định và rất khác nhau giữa các nơi, vì vậy trong báo cáo ĐMC này tạm tính lượng chất thải rắn xây dựng sẽ bằng 5-10% lượng chất thải rắn sinh hoạt.

- Các tác động đến môi trường kinh tế - xã hội:

+ Tái định cư: Khi thi công các dự án sẽ phải thực hiện công tác giải phóng mặt bằng dẫn đến việc phải di dời các hộ dân cư ra khỏi các khu vực dự án và thực hiện đền bù trong công tác tái định cư.

+ Mức sống dân cư: Sự phát triển kinh tế toàn diện theo quy hoạch sẽ có tác động lớn đền đời sống dân cư. Việc thực hiện quy hoạch sẽ thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội đem lại thu nhập của người lao động. Nhiều bộ phận dân cư sẽ có mức thu nhập cao hơn, làm cho mức sống của người dân nói chung sẽ được tăng lên đáng kể.

5.9.2. Đề xuất các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu, cải thiện môi trường:

- Đối với các hộ kinh doanh:

+ Hoàn thiện, nâng cấp và tổ chức đấu nối hệ thống thoát nước thải chung.

+ Đối với các nguồn gây bẩn (các mương dẫn nước thải, hồ chứa nước thải, các điểm tập kết rác, vv…) tiến hành bê tông hóa hoặc xây dựng lớp chống thấm bằng đất sét hoặc vật liệu chống thấm.

- Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn: 

+ Bãi bỏ và cấm các bãi rác tự phát sinh. Xử lý và quy hoạch vị trí hợp lý các điểm tập kết rác, không để thời gian lưu quá lâu gây ảnh hưởng đến môi trường khu vực.

+ Rác thải phát sinh từ các khu kinh doanh, khu vui chơi, giải trí,… được chứa trong túi ni lông buộc kín.

+ Ở các khu công cộng trang bị các thùng rác công cộng đúng nơi quy định, có nắp đậy tránh vung vãi rác và phát mùi.

+ Tổ chức thu gom thường xuyên và theo giờ để không làm ảnh hưởng đến các hộ kinh doanh. Các xe vận chuyển luôn được che kín tránh vung vãi rác và phát mùi.

+ Thu gom rác cần theo dõi sự thay đổi về khối lượng cũng như thành phần và đặc tính của các loại chất thải phát sinh để có thể đưa ra các biện pháp xử lý cho từng giai đoạn. Kiểm tra và có biện pháp xử lý ngăn ngừa các nguồn gây ô nhiễm.

- Đối với quy hoạch các tuyến đường giao thông:

+ Trong quá trình thi công mở rộng và xây dựng các tuyến đường cần thực hiện đúng các nội dung trong các báo cáo ĐTM (đối với các tuyến đường lớn) và bản cam kết bảo vệ môi trường (đối với các tuyến đường nhỏ) tuân thủ các nguyên tắc về bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn lao động và giao thông.

+ Phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, chất thải phải được che chắn không để rơi vãi gây ô nhiễm môi trường trong khi tham gia giao thông.

- Kết cấu hạ tầng các khu du lịch:

+ Bảo vệ nghiêm ngặt các khu vực ven bờ biển, tránh bị tác động mạnh trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, triển khai các dự án phụ vụ du lịch, bảo vệ các hệ sinh thái xen bờ biển.

+ Quá trình quy hoạch và thiết kế các công trình cần xem xét và đưa các yếu tố của biến đổi khí hậu làm cơ sở tính toán.

+ Các khu vực thấp trũng và chênh lệch cao độ cần được nâng cao cao độ nền.

6. Các dự án đầu tư:

- Phân thành 2 giai đoạn từ 2018 đến 2025 (theo thứ tự ưu tiên):

+ Giai đoạn 1 (từ 2018- đến 2020): Tập trung hoàn thiện hệ thống giao thông và bãi đỗ xe, di dời các hộ dân lấn chiếm trái phép trong vùng quy hoạch, kêu gọi đầu tư các loại hình dịch vụ du lịch. 

+ Giai đoạn 2 (từ 2020-2025): Hoàn thiện hệ thống hạ tầng, xây dựng khu quảng trường (công trình nhà văn hóa, ban quản lí các câu lạc bộ biển),…

7. Tổng mức đầu tư:

- Chi phí xây dựng công trình chính:                         67,102,000,000 đồng;

+ Kinh phí đầu tư xây dựng công trình:                 38,848,000,000 đồng;

+ Kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng:       28,254,000,000 đồng;

- Chi phí quy hoạch:                                                  393,373,847.16 đồng;

- Chi phí khảo sát:                                                            72,644,000 đồng;

- Tổng cộng:                                                       134,670,017,847.16 đồng.

(Làm tròn: Một trăm ba mươi bốn tỷ sáu trăm bảy mươi triệu không trăm mười bảy ngàn tám trăm bốn mươi bảy đồng)

Điều 2. Trên cơ sở quy hoạch chi tiết khu dịch vụ du lịch – Bãi tắm cộng đồng (tỷ lệ 1/500) xã Hải Dương được duyệt, Ủy ban Nhân dân xã Hải Dương phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các công việc sau:

- Tổ chức lập và cắm mốc giới thực địa;

- Tổ chức công bố quy hoạch theo quy định hiện hành cho các tổ chức, cơ quan và nhân dân biết, thực hiện; lưu trữ hồ sơ đồ án theo quy định;

- Tổ chức lập và ban hành quy định quản lý;

- Tổ chức quản lý xây dựng theo quy hoạch và phù hợp quy định quản lý.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh văn phòng HĐND&UBND thị xã; Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất; Chủ tịch UBND xã Hải Dương; Thủ trưởng các đơn vị: Quản lý Đô thị, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính – Kế hoạch, Kinh tế, Văn hóa- thông tin, các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Huỳnh Trọng Bình
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Thống kê truy cập
Truy cập tổng 684.546
Truy cập hiện tại 115